CÔNG TY TNHH VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN THÔNG

Tin tức

CHO CẢNG BIỂN AN TOÀN VÀ THÔNG MINH HƠN TẠI VIỆT NAM

Đăng lúc: 20-04-2015 03:22:39 PM - Đã xem: 4087

Các giải pháp cảng biển của Motorola - Bộ đàm, máy tính di động và công nghệ không dây cho cảng biển an toàn và thông minh hơn tại Việt Nam.

 



BỐI CẢNH
Vận tải biển là một phần không thể thiếu của vận tải quốc tế, chiếm tới 80% khối lượng thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam – quốc gia với đường bờ biển dài 3.260 km, Chính phủ có kế hoạch chú trọng hơn tới nền kinh tế hàng hải với kỳ vọng nền kinh tế này sẽ đóng góp tới 50% GDP cả nước vào năm 2020. Đầu tư cơ bản để nâng cao năng lực cho các cảng biển hiện tại, cũng như xây dựng cảng biển mới để nâng cao tỷ trọng GDP của ngành hàng hải, ước tính hiện đạt khoảng 30%. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nâng cao sản lượng vận tải, kích thước tàu và hiệu suất cảng biển.


Trong số những cảng biển hiện đại ở Việt Nam, Cảng Đà NẵngCảng Quốc tế Cái Lân dẫn đầu trong việc ứng dụng thành công công nghệ vào tổ chức hoạt động kinh doanh.

Cảng Đà Nẵng

Thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Cảng gồm hai khu cảng chính là Cảng Tiên Sa và Cảng Sông Hàn với 1.493m cầu cảng, thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại phục vụ năng lực khai thác tới 6 triệu tấn/năm. Cảng Sông Hàn có chiều dài cầu bến 528m thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nội địa. Tiên Sa được coi là một trong số ít cảng biển tại Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng để phát triển thành cảng biển lớn và hiện đại của khu vực. Cảng Tiên Sa được quy hoạch để trở thành một trong những cửa ngõ chính ra Biển Đông từ khu vực tiểu vùng Mê Kông, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan qua hành lang kinh tế Đông – Tây.

 

Cảng Container Quốc tế Cái Lân (CICT)

Thuộc Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh là cảng biển mới được thành lập. CICT là liên doanh giữa Công ty TNHH SSA Holdings International Việt Nam (SSAHVN) – công ty con của SSA Marine thuộc tập toàn Carrix Hoa Kỳ và Công ty Cổ phần Đầu tư Cảng Cái Lân (CPI). Cảng Cái Lân bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2012 và hoàn tất xây dựng vào tháng 2/2013. 155 triệu đô la Mỹ là tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn đầu của dự án với công suất xếp dỡ container đạt 520.000 TEUs năm 2012, tăng dần tới 1,2 triệu TEUs khi khai thác hết công suất. CICT được cấp giấy phép thời hạn 50 năm để đầu tư phát triển, thiết kế, huy động vốn đầu tư, thi công, trang bị và khai thác các bến số 2, 3 và 4 tại cảng Cái Lân. CICT có mớn nước sâu âm 10m khi thủy triều thấp, có độ sâu trước bến âm 13m, cầu cảng dài 594m và diện tích bãi chứa container rộng 18.1ha. Cảng CICT trước mắt được trang bị 4 cẩu bờ với độ rộng 17 và 2 cẩu bờ cùng loại sẽ được bổ sung thêm trong giai đoạn mở rộng.

THÁCH THỨC
Cảng Đà Nẵng: Cải thiện quá trình khai thác và hiệu quả xếp dỡ container. Từ năm 2000 cảng Đà Nẵng đã có kế hoạch nâng cấp cảng Tiên Sa trở thành cảng biển hiện đại – một trong những cửa ngõ chính ra Biển Đông từ tiểu vùng Mê Kông. Dưới áp lực cạnh tranh và hội nhập, hiện đại hóa hệ thống thông tin đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu bên cạnh đầu tư cơ cở hạ tầng như đê chắn sóng, cầu cảng, bến bãi và thiết bị xếp dỡ container.

Trước đây, cảng Đà Nẵng sử dụng hệ thống truyền dữ liệu băng thông hẹp, giới hạn tốc độ đường truyền dữ liệu ở 9.600byte/s và máy tính di động thế hệ cũ sử dụng hệ điều hành DOS. Đây là một trong những nguyên nhân chính hạn chế công suất xếp dỡ container. Ngoài ra, cảng Đà Nẵng cũng không có hệ thống cáp mạng hay cáp quang nối ra cầu tầu và bãi container.

CICT: Nâng cao khả năng đàm thoại cho việc tổ chức cảng an toàn và thông minh hơn. CICT có 36 nhóm đàm thoại riêng biệt. Với hệ thống analog cũ, đàm thoại gặp nhiều hạn chế vì 36 nhóm thoại này cần tới 36 kênh trên 36 cặp tần số. Đàm thoại tại cảng đòi hỏi một hệ thống liên lạc đáng tin cậy để điều phối số lượng lớn nhân viên và hệ thống giao thông trên toàn cảng. Để vượt qua thách thức kênh bận, nhu cầu đàm thoại cao và môi trường làm việc nhiều tiếng ồn, Ban Quản lý CICT quyết định thay thế hệ thống analog bằng hệ thống bộ đàm mới mạnh mẽ và đáng tin hơn.

GIẢI PHÁP
Cảng Đà Nẵng: Sử dụng công nghệ máy tính di động và hệ thống Wi-Fi của Motorola.


Ban Quản lý Cảng quyết định chọn giải pháp của Motorola vì Motorola luôn đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin và có độ tin cậy cao. Hơn nữa, công nghệ của Motorola phù hợp nhất với những kế hoạch phát triển lâu dài của Cảng. Với các giải pháp công nghệ máy tính di động và Wi-Fi của Motorola, toàn bộ cảng Đà Nẵng đã được phủ sóng, nhờ đó việc tổ chức và quản lý tại Cảng trở nên hiệu quả và năng suất hơn. Ngoài ra, nền tảng Windows CE dễ sử dụng mang lại khả năng tương thích cao cho nhiều ứng dụng di động; đồng thời, việc triển khai sử dụng sóng Wi-Fi đảm bảo môi trường làm việc không cần hệ thống dây cáp.

CICT: Chuyển sang hệ thống bộ đàm kỹ thuật số Motorola để dễ dàng triển khai và quản lý nhóm đàm thoại.

Đánh giá các hệ thống đàm thoại hai chiều của CICT là một phần quan trọng trong quyết định nâng cấp để đảm bảo khả năng đàm thoại thông suốt tại mọi thời điểm trong phạm vi cảng. Hiệu quả hệ thống và hiệu quả chi phí là hai yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định.

 

 


LỢI ÍCH CỦA KHÁCH HÀNG
Cảng Đà Nẵng: Quá trình khai thác và công suất xếp dỡ container được cải thiện.

Việc chuyển đổi sang công nghệ máy tính di động và Wi-Fi mới nhanh chóng mang lại những lợi ích kinh tế cho cảng Đà Nẵng. Với tốc độ truyền dữ liệu 15MB/s và các tính năng hỗ trợ đồ họa trực quan, việc tổ chức hoạt động tại Cảng trở nên nhanh và chính xác hơn. Cán bộ điều hành có thể giám sát và ghi lại chuyển động của container một cách chính xác về thời gian và địa điểm, giảm thiểu nhân lực điều độ và các thủ tục giấy tờ tại bãi container. Đồng thời, công suất xếp dỡ container tăng lên do thời gian tải và dỡ hàng được rút ngắn. Công nghệ hiện đại, hạn chế công việc tay chân, ít thiết bị phụ trợ và giảm thủ tục giấy tờ đã biến cảng Đà Nẵng thành một nơi làm việc an toàn và thông minh hơn.

 

"Sau khi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, sản lượng xếp dỡ container tại cảng Tiên Sa đã tăng bình quân khoảng 20% trong 3 năm vừa qua".
 

                                  Ông Nguyễn Xuân Dũng
                                  Phó Tổng Giám đốc cảng Đà Nẵng

 

 
CICT: Các cuộc gọi được thực hiện trên toàn bộ cảng với âm thanh thoại rõ hơn, thời lượng thoại lâu hơn và các kênh thoại rõ hơn.

Việc ứng dụng Hệ thống trung kế kỹ thuật số MOTOTRBO mang lại lợi ích lớn cho đàm thoại tại cảng với tính năng trung kế – tự động tìm kênh rỗi. Các cuộc gọi cá nhân và gọi nhóm được quản lý với âm thanh đàm thoại rõ hơn, thời lượng pin lâu hơn và các kênh thoại rõ hơn nhờ tính năng mở rộng. Nhìn chung, hoạt động tại cảng trở nên hiệu quả hơn. 36 nhóm đàm thoại tại cảng được thực hiện trên 10 kênh, sử dụng 5 cặp tần số. Với tính năng tất cả cuộc gọi, hội thoại tại cảng trở nên thuận lợi hơn, liên lạc được kết nối trên phạm vi toàn cảng. 


MOTOTRBO đã chứng minh được tính ổn định, đáng tin cậy và độ phủ sóng tối ưu của mình.

 
"Chúng tôi chọn Motorola vì hai lý do chính: Thứ nhất, Motorola được SSA Marine giới thiệu. Thứ hai, so với các thương hiệu tương tự trên thị trường, Motorola có chính sách bán hàng và hậu mãi rất tốt, có điều kiện bảo hành và hỗ trợ lắp đặt thuận lợi".

 

                                   Ông Nguyễn Thái Hòa
                                   Giám đốc Quan hệ Khách hàng, CICT

 

 

(*) CÔNG TY TNHH VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN THÔNG tự hào là đơn vị thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc bằng máy bộ đàm cho các cảng biển trên.

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến
0913 746 333

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0913723723 - 0913746333

Fax: (08) 38 353 390

Email: vienthongbodam@gmail.com

Sản phẩm tiêu biểu

Từ khóa tìm kiếm